Chích ngừa viêm gan B mấy mũi? Chích ngừa trễ có sao không?

Chích ngừa viêm gan B trễ có sao không và cần chích ngừa viêm gan B mấy mũi luôn là mối bận tâm lớn của nhiều người. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để biết cụ thể bản thân thuộc đối tượng nào, cần được chích liều lượng ra sao và chích ngừa trễ có ảnh hưởng thế nào nhé.

Chích ngừa viêm gan B được thực hiện như thế nào?

Trước khi tìm hiểu chích ngừa viêm gan B mấy mũi và chích ngừa viêm gan B trễ có sao không, chúng ta cần biết chích ngừa viêm gan B được thực hiện như thế nào.

Viêm gan B là bệnh lý nhiễm vi-rút HBV dẫn đến viêm gan B cấp tính và chuyển thành viêm gan B mạn tính nếu sau 6 tháng cơ thể chưa đào thải được vi-rút. Bệnh viêm gan B là một trong những bệnh lây nhiễm cộng đồng có tốc độ lây nhanh chóng qua máu, từ mẹ sang con và đường tình dục. Người lành nếu dính phải máu và dịch nhầy của người mắc viêm gan B tại các điểm niêm mạc đang tổn thương sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh này. Do đó, tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B là cách chủ động phòng tránh bệnh hữu hiệu.

(Xem thêm: Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh viêm gan B)

chich-ngua-viem-gan-b-bao-nhieu-mui

Trình tự chích vắc-xin viêm gan B sẽ được thực hiện như sau:

  • Khám sức khỏe tổng quát đảm bảo người cần tiêm đủ điều kiện sức khỏe cho phép.
  • Lấy mẫu xét nghiệm máu. Nếu người cần tiêm có kết quả âm tính với viêm gan B sẽ được tiêm ngừa sau đó. Với người đã nhiễm vi-rút HBV, vắc-xin sẽ không còn nhiều tác dụng.
  • Tiến hành chích ngừa viêm gan B.
  • Đối tượng chích ngừa sẽ được đề nghị ở lại 30 phút để theo dõi tình hình sức khỏe sau tiêm.
  • Nhân viên y tế sẽ tư vấn lịch tiêm nhắc lại và ghi vào sổ theo dõi hoặc giấy hẹn. 

Với tiến trình cụ thể và được hướng dẫn rõ ràng, chúng ta sẽ biết được chích ngừa viêm gan B có mấy mũi và chích ngừa viêm gan B trễ có sao không.

Chích ngừa viêm gan B mấy mũi?

Chích ngừa viêm gan B không chỉ đảm bảo sức khỏe cho từng cá nhân mà còn mang đến lợi ích cho sức khỏe cộng đồng. Bộ Y tế đã quy định và khuyến cáo toàn dân nên ý thức tiêm phòng vắc-xin viêm gan B để kiểm soát và phòng tránh lây nhiễm bệnh. Theo đó, chích ngừa viêm gan B mấy mũi được phân chia lộ trình cụ thể theo độ tuổi và tình trạng của đối tượng:

Trẻ em khỏe mạnh và bố mẹ không mắc bệnh viêm gan B sẽ chích ngừa viêm gan B mấy mũi và chích ngừa viêm gan B trễ có sao không?

  • Mũi đầu tiên khuyến khích tiêm sau sinh từ 12-24 tiếng sau sinh.
  • Mũi thứ hai và thứ ba cách nhau một tháng sau đó (vắc-xin kết hợp 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 chứa thành phần chống viêm gan).
  • Mũi thứ tư chích nhắc lại khi bé đủ 18 tháng tuổi và nên trễ nhất là trước 24 tháng tuổi.

chich-ngua-viem-gan-b-cho-tre-so-sinh

Với trẻ có mẹ và người thân đang mắc vi-rút HBV hoặc từng bị trước đó phải chích ngừa viêm gan B mấy mũi và chích ngừa viêm gan b trễ có sao không? Trường hợp này, trẻ cần tiến hành chích đủ số mũi theo lộ trình 0-1-2-12:

  • Trẻ tiêm mũi vắc-xin kèm thêm huyết thanh ngừa viêm gan B ngay trong 12 giờ đầu, và không quá 24 giờ sau sinh.
  • Tiếp tục tiêm mũi thứ 2, thứ 3 khi trẻ tròn 29 ngày tuổi và 1 tháng 29 ngày tuổi.
  • Khi trẻ được 11 tháng 29 ngày tuổi sẽ chích nhắc lại mũi cuối cùng.

chich-ngua-viem-gan-b-cho-me-bau

Trẻ lớn, thanh thiếu niên, người trưởng thành cần chích ngừa viêm gan B mấy mũi và chích ngừa viêm gan B trễ có sao không? Đối tượng có thể chọn một trong hai liều tiêm dưới đây:

  • Liều tiêm 0-1-6 (3 mũi): mũi thứ 2 chích sau mũi đầu 1 tháng. Mũi thứ 3 cách từ 5-6 tháng sau đó.
  • Liều tiêm 0-1-2-12 (4 mũi): đối tượng tiêm 3 mũi đầu cách nhau 1 tháng. Mũi cuối cùng sẽ cách 1 năm kể từ lúc tiêm mũi thứ 3. 

Chích ngừa viêm gan B trễ có sao không?

Chúng ta đã biết chích ngừa viêm gan B mấy mũi đều được bộ Y tế nêu rõ trong các thông tư và nghị quyết. Tuy nhiên, vì một số lý do đặc biệt như cơ sở y tế tại một số vùng còn khó khăn, tình hình sức khỏe, lý do cá nhân mà việc tiêm ngừa viêm gan B bị chậm trễ hoặc kéo dài. Vậy chích ngừa viêm gan B trễ có sao không?

Chích ngừa viêm gan B sớm nhất có thể luôn là điều được các chuyên gia khuyến cáo. Bởi vi-rút HBV có thể tồn tại ngoài cơ thể người hơn 7 ngày, trú ẩn trong dịch, nước tiểu, máu. Người sớm chích ngừa viêm gan B đạt được nhiều lợi ích:

  • Tránh nguy cơ bị vi-rút HBV tấn công gây viêm gan B cấp và mạn tính.
  • Hạn chế bị xơ gan, suy chức năng gan, ung thư gan.
  • Góp phần bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội.
  • Giảm áp lực cho ngành y tế trong khâu kiểm soát và ngăn chặn lây nhiễm viêm gan B trong cộng đồng.

chich-ngua-viem-gan-b-tre-co-sao-khong

Trường hợp người trưởng thành đã tiến hành chích được một nửa liệu trình, nhưng vì bận rộn, hay quên lịch mà thiếu mũi chỉ cần sắp xếp chích bổ sung càng sớm càng tốt.

Trẻ em chích ngừa viêm gan B trễ có sao không? Với các trẻ có mẹ hay người thân bệnh viêm gan B cần được chú trọng thời gian tiêm. 

  • Trong 24 giờ đầu sau sinh, vắc-xin sẽ có công hiệu hơn 85%  ngăn tỷ lệ lây bệnh từ mẹ.
  • Sau 48 giờ, công hiệu của vắc-xin chỉ đạt ngưỡng 50-57%. Và tiếp tục giảm nếu trẻ chưa được chích ngừa.

Lưu ý, hoạt lực của vắc-xin sẽ giảm theo thời gian. Nên sau 5 năm, đối tượng đã hoàn thành phác đồ tiêm ngừa viêm gan B cần xét nghiệm máu và chích nhắc lại.

Như vậy, chích ngừa viêm gan B mấy mũi sẽ tùy thuộc vào liệu trình, độ tuổi và tình trạng mà dao động từ 2-4 mũi tiêm. Chích ngừa viêm gan B trễ có sao không? Tuy không quá ảnh  hưởng đến hiệu lực của vắc-xin, nhưng tiêm đúng lịch trình vẫn đảm bảo lợi ích sức khỏe tốt nhất.

Nguồn https://www.vinmec.com/vi/vac-xin/kien-thuc-tiem-chung/vacxin-viem-gan-b-cong-dung-lieu-dung-chong-chi-dinh/ 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *