ĐIỀU TRỊ HBV CHO BỆNH NHÂN ĐỒNG NHIỄM HCV – HIV – HDV

  1. Đồng nhiễm HBV/HCV
  • Xét nghiệm anti-HCV cho tất cả người nhiễm HBV. Nếu anti-HCV dương tính, đo tải lượng HCV RNA hoặc kháng nguyên HCVcAg để chẩn đoán viêm gan virus C mạn.
  • Chỉ định điều trị HCV khi người bệnh được chẩn đoán VGVR C mạn.
  • Đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn điều trị VGVR B mạn, điều trị kháng virus ngay.
  • Các trường hợp đồng nhiễm HBV/HCV chưa đủ tiêu chuẩn để điều trị VGVR B, khi điều trị VGVR C bằng thuốc kháng virus trực tiếp (DAAs) cần theo dõi chặt chẽ AST, ALT và tải lượng HBV DNA mỗi 4 – 8 tuần trong quá trình điều trị và 12 tuần sau khi ngưng DAAs. Khởi động điều trị kháng HBV khi tải lượng HBV DNA tăng hơn 10 lần hoặc HBV DNA trên 1000 IU/ml nếu trước đó chưa phát hiện hoặc không xác định được.
  1. Đồng nhiễm HBV/HIV
  • Các trường hợp đồng nhiễm HBV/HIV nên được điều trị thuốc kháng HIV (ARV) với phác đồ có Tenofovir disoproxil fumarate (TDF) hoặc Tenofovir alafenamide (TAF), không phụ thuộc số lượng CD4 và giai đoạn lâm sàng nhiễm HIV. TDF có thể được sử dụng điều trị cho trẻ ≥ 3 tuổi đồng nhiễm HIV/HBV.
  1. Đồng nhiễm HBV/HDV
  • Xét nghiệm anti-HDV cho các trường hợp có HBsAg dương tính trong các tình huống sau:
  • Tải lượng HBV DNA thấp và nồng độ ALT cao
  • Nhóm đối tượng nguy cơ cao (nhiễm HIV, tiêm chích ma túy, quan hệ đồng tính nam, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục)
  • Người bệnh VGVR B mạn có anti-HDV dương tính cần được xét nghiệm tải lượng HBV DNA và HDV RNA định kỳ
  • Tải lượng HDV RNA cao và nồng độ ALT cao: điều trị Peg-IFN x 48 tuần. Xét nghiệm HDV RNA sau điều trị nếu ALT tăng để theo dõi sự tái phát HDV
  • Điều trị phối hợp thuốc kháng virus B: Tenofovir alafenamide (TAF), Tenofovir disoproxil fumarate (TDF) hoặc Entecavir (ETV) nếu tải lượng HBV DNA tăng.

Nguồn tham khảo: phác đồ điều trị HBV – Bộ Y Tế 2019

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *