Viêm gan siêu vi B (HBV) mạn tính là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư biểu mô tế bào gan trên toàn thế giới. Điều trị kháng virus dài hạn có thể làm giảm các biến chứng của xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan, nhưng virus HBV vẫn chưa được diệt trừ hoàn toàn. Như vậy, việc ngăn ngừa lây truyền HBV là cách hiệu quả nhất để giảm gánh nặng nhiễm HBV và ung thư gan trên toàn cầu.
Hiện nay, việc ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con dựa vào việc xét nghiệm kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (HBsAg) cho tất cả phụ nữ mang thai và dự phòng kịp thời bằng vaccine HBV và globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B cho trẻ sinh ra từ người mẹ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, người mẹ có nồng độ HBV DNA >200 000 IU/mL nên được điều trị kháng virus trong giai đoạn cuối thai kỳ vì nồng độ virus trong máu là một yếu tố dự đoán độc lập cho sự thất bại trong dự phòng miễn dịch ở trẻ sơ sinh.
Một số nghiên cứu đã chứng minh được sử dụng các tác nhân kháng virus như lamivudine, telbivudine và TDF làm giảm tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con ở những bà mẹ viêm gan B mạn tính có nồng độ virus trong máu cao. Trong số đó, TDF được đề nghị là thuốc điều trị đầu tay trong tất cả các khuyến cáo. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng bào thai trẻ sơ sinh tiếp xúc TDF có những ảnh hưởng tiêu cực đến mật độ xương và giảm bạch cầu trung tính khi còn nhỏ tuổi.
Chúng ta có thể thấy, TAF là tiền chất của tenofovir với sinh khả dụng đường uống, một chất tương tự nucleotide ức chế quá trình phiên mã ngược của HIV và HBV. TAF đã được chứng minh trong các nghiên cứu trung tâm là không thua kém về hiệu quả kháng virus so với TDF có ý nghĩa thống kê, được đo lường bằng tỷ lệ ức chế HBV DNA xuống <29 IU/mL nhưng an toàn hơn về mật độ xương và creatinine. Nghiên cứu này được thiết kế nhằm đánh giá độ hiệu quả và an toàn của TAF ở những bà mẹ có nồng độ virus trong máu cao, để dự phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con.
Phương pháp: Các bà mẹ nhiễm HBV mạn tính, dương tính với Kháng nguyên e Viêm gan B và HBV DNA> 200 000 IU/mL, điều trị bằng TAF để ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con, được ghi danh hồi cứu từ nhiều trung tâm với dữ liệu cặp mẹ con đến tuần 24-28 sau sinh. Các giá trị đo lường chính là tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con và tỷ lệ dị tật ở trẻ sơ sinh. Các đánh giá thứ cấp bao gồm giảm HBV DNA của người mẹ khi sinh và các tác dụng phụ của mẹ hoặc trẻ sơ sinh trong suốt quá trình theo dõi.
Kết quả:
Kết luận: nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng khi điều trị bằng TAF ở quý thứ hai hoặc đầu quý thứ ba cho phụ nữ mang thai bị viêm gan B mạn tính với nồng độ virus trong máu cao, tỷ lệ ức chế virus về mức mục tiêu khi sinh đạt 85,9% (HBV DNA huyết thanh <200 000 IU/mL) và 100% thành công trong việc ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con, khi trẻ được điều trị dự phòng miễn dịch tiêu chuẩn. Liệu pháp TAF cũng an toàn cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh khi được sử dụng trong quý thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ cho những bà mẹ bị viêm gan B mạn tính.
Reference : Ding, Y, Cao, L, Zhu, L, et al. Efficacy and safety of tenofovir alafenamide fumarate for preventing mother‐to‐child transmission of hepatitis B virus: a national cohort study. Aliment Pharmacol Ther. 2020; 52: 1377– 1386.