Nên Làm Gì Để Bảo Vệ Bệnh Nhân Khỏi Lây Nhiễm Từ Phẩu Thuật Viên Và Nhân Viên Y Tế

Bệnh viêm gan B là một căn bệnh có đặc tính lây nhiễm khá cao khi có thể lây truyền qua máu và dịch thể. Có không ít những trường hợp các nhân viên y tế bị mắc viêm gan B mà không biết và không cẩn thận lây nhiễm cho cả các bệnh nhân trong quá trình điều trị lâu dài đặc biệt trong các thủ thuật ở về y khoa thì nguy cơ lây nhiễm lại rất cao.

Thực tế về việc lây nhiễm viêm gan B từ nhân viên y tế

Theo báo cáo, có khá nhiều trường hợp phơi nhiễm, lây nhiễm virus viêm gan B từ các nhân viên y tế đến bệnh nhân trên toàn cầu. Tuy tỷ lệ này không cao nhưng vẫn có đặc biệt là các nhân viêm y tế  thường xuyên tiếp xúc gần với các bệnh nhân qua các thủ thuật có thể làm cho virus truyền từ người này qua người khác như nội soi, tiêm chích hoặc với các loại dụng cụ sắc nhọn.

Lây truyền virus do tiếp xúc từ máu sang máu đã được ghi nhận rõ ràng và nhiễm trùng do tiếp xúc với các dịch cơ thể bị lây nhiễm đã được thành lập. Do đó không bất ngờ để tìm ra rằng các nhân viên y tế đã lây truyền một cách tình cờ và không cố ý lên bệnh nhân, đôi khi với hậu quả nặng nề.

Nguy cơ lây truyền lớn hơn và không thể tránh khỏi ở những người thực hiên các thủ thuật ngoại khoa hở và kéo dài, tuy nhiên các nhân viên y tế tham gia vào các thủ thuật xâm nhập cũng có thể đưa đến các nguy cơ cho bệnh nhân. Việc nhận biết các nhân viên y tế với HBeAg (+) có nồng độ virus nhân lên cao và đưa đến nguy cơ lớn nhất đã đưa đến việc hầu hết các quốc gia đều nhấn mạnh rằng các nhân viên y tế thực hiện các thủ thuật can thiệp nguy cơ cao cần được kiểm tra HBV và những người có HBeAg (+)  thường không được thực hiện các thủ thuật nguy cơ cao.

Không chỉ có nhân viên y tế có thể lây truyền các loại virus viêm gan B này cho bệnh nhân mà còn có thể là ngược lại. Do đó chính bản thân các nhân viên y tế này cũng không biết rằng mình đã bị phơi nhiễm trong khi quá trình ban đầu của bệnh có biểu hiển không rõ ràng cho lắm. Và như vậy chỉ cần một vài nhân viên y tế mắc bệnh hay bệnh nhân đều có thể dẫn đến cơ hội lây lan của các loại virus viêm gan B này là rất cao.

Tuy nhiên, việc loại bỏ các nhân viên y tế có nguy cơ lây truyền HBV mạn tính cao nhất đã không thể phòng ngừa hoàn toàn việc lây nhiễm HBV không cố ý, và các nghiên cứu chi tiết đã chỉ ra rằng các nhân viên y tế với nhiễm HBV HBeAg (-) vẫn có thể lây truyền cho bệnh nhân, đặc biệt ở những nhân viên y tế có hàm lượng virus máu cao. Việc nhận ra rằng một số người với HBeAg (-) có thể lây truyền virus đến người bệnh khác đã dẫn đến việc đưa vào các guideline sửa đổi ở nhiều nước, bao gồm việc ngăn cản bệnh nhân HBeAg (-) có hàm lượng virus máu cao tham gia vào các thủ thuật nguy cơ cao.

Nồng độ virus máu được cho là “an toàn” thay đổi tùy theo quốc gia, nhưng ở Anh thì giá trị nhỏ hơn 103 copies/mL hay tương đương được xem là an toàn và các nhân viên y tế với hàm lượng virus máu nhỏ hơn mức trên có thể được phép tham gia phẫu thuật một cách tự do. Các nước khác sử dụng hạn mức virus máu cao hơn một chút.

Chính vì lý do đó, việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát cho các nhân viên y tế, cho bệnh nhân vừa mới nhập viện đặc biệt là xét nghiệm máu là tiêu chuẩn cực kỳ quan trọng mà các bệnh viên nên thực hiện thường xuyên vì trong khu vực bệnh viện là một nơi chứa khá nhiều các loại mầm bệnh. Tình trạng bệnh nhân khi vào viện mắc bệnh này nhưng khi ra viện lại nhiễm bệnh khác không phải là không có.

Sự khó khăn về nhân sự

Trên thực tế theo báo cáo thì tỷ lệ mắc viêm gan B hiện nay đang rất cao, và khi mắc ở cấp độ mãn tính thì không thể nào điều trị được mà chỉ có thể dung thuốc ức chế. Và đây cũng là vấn đề làm đau đầu ngành y tế về mặt nhân sự. Nếu các nhân viêm y tế mắc bệnh viêm gan B mãn tính, tuy virus sẽ được ức chế bằng thuốc và các giải pháp khác nhưng liệu có còn an toàn khi cho họ tiếp xúc với bệnh nhân?

Tuy nhiên, nếu loại bỏ hết các nhân viên y tế có chứa virus viêm gan B dạng mãn tính trong cơ thể thì vấn đề về nhân sự lại là một trong những bài toàn khá đau đầu cho nhà đầu tư. Vì thế cho nên ở nhiều quốc gia, họ đã đặt ra các mức độ nồng độ virus trong máu cho phép để các nhân viên y tế có thể tiếp tục thi hành nhiệm vụ của mình.

Như ở nước Anh, các nhân viên y tế vẫn có thể tiếp tục điều trị cho bệnh nhân nếu nồng độ virus trong cơ thể thấp hơn 105/mL và khi họ đang được điều trị và đảm bảo từ một bác sĩ chuyên khoa có tên tuổi.

Quy định về việc chỉ cho phép các nhân viên y tế có nồng độ virus trong máu trước điều trị ở mức thấp mới được tiến hành phẫu thuật dựa trên nhận định rằng tình trạng nhiễm virus thấp trước điều trị thì ít có nguy cơ phát triển đột biến trong quá trình điều trị, và từ đó ít có khả năng kháng thuốc, nên tải lượng virus sẽ không tăng lên một cách quá nhanh tới một nồng độ rất cao, do đó cho phép ta có cơ hội để phát hiện sớm tình trạng kháng thuốc và ngăn ngừa kịp thời sự lây nhiễm virus từ nhân viên y tế sang bệnh nhân.

Ngành phẫu thuật chịu ảnh hưởng nặng

Đặc biệt trong ngành phẩu thuật khi mà các nhân viên y tế và bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm rất khan hiếm thì nếu như họ mắc bệnh, không được điều trị cho bệnh nhân thì đó là một tổn thất rất lớn và có thể ảnh hưởng đến sinh mạng của rất nhiều người. Nhưng việc để các bác sĩ phẩu thuật nhiễm virus viêm gan B trực tiếp tiếp xúc với nội tạng bệnh nhân cho dù có được trang bị các thiết bị bảo hiểm y tế kỹ lưỡng cũng khá là mạo hiểm.

Phương pháp tiếp cận tối ưu trong việc quản lý những nhân viên y tế nhiễm HBV gặp rất nhiều khó khăn. Một mặt, những phẫu thuật viên kinh nghiệm là một nguồn lực khan hiếm và cần rất nhiều tiền bạc và công sức để đào tạo, và việc cấm họ tiến hành các thủ thuật gây phơi nhiễm có thể sẽ làm giảm số lượng các thủ thuật có thể được tiến hành. Rất nhiều các nhân viên y tế bị nhiễm HBV trong lúc làm việc và việc ngăn cấm họ tiếp tục làm việc bởi vì một tai nạn liên quan đến nghề nghiệp trông có vẻ như là một sự trừng phạt đối với họ. Điều này rõ ràng là một vấn đề cần được quan tâm đúng mức vì thu thập của mỗi bệnh viện phụ thuộc vào số lượng các thủ thuật được tiến hành.

Tuy nhiên thực tế ở nhiều nơi vẫn chấp nhận sa thải những nhân viên y tế, đặc biệt là những nhân viên phẩu thuật bị nhiễm virus viêm gan B, điều này phải tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia và mỗi nơi có một tiêu chuẩn riêng về việc này để có thể đảm bảo được tốt nhất sức khỏe của bệnh nhân.

Sự lo lắng thứ hai chính là sức khỏe của bệnh nhân cần phẫu thuật thường yếu, nguy cơ họ mắc virus viêm gan B và để lại các biến chứng cũng rất cao. Do đó vấn đề này thực sự đang làm đau đầu các giới chức về y khoa để làm sao có thể đảm bảo an toàn cho bệnh nhân nhưng lại không mất đi nguồn nhân lực quý giá.

Có thể trong tương lai, các cách thức phẫu thuật từ xa thông qua các thiết bị điều khiển sẽ chính là giải pháp cứu cánh cho vấn đề này.

Cách giải quyết đối với các nhân viên y tế mắc viêm gan B

Quản lý tối ưu những nhân viên y tế bị nhiễm HBV mãn tính vẫn còn nhiều tranh cãi. Các thủ tục gây nguy cơ lây nhiễm cao nhất cho bệnh nhân đã được ghi chép đầy đủ và có vẻ hợp lý khi áp đặt một số hạn chế đối với nhân viên chăm sóc sức khỏe bị nhiễm bệnh thực hiện các thủ tục đó.

Hiện tại, hầu hết các quốc gia đều ngăn chặn những người có nguy cơ lây nhiễm cao nhất thực hiện các thủ thuật nêu trên nhưng quy định có thể được nới lỏng trong trường hợp nhân viên y tế đang điều trị bằng thuốc kháng vi-rút – khi nó đã cho thấy một số tác dụng hiệu quả. Nhiều quốc gia hiện đã áp dụng các phác đồ quản lý phối hợp cho phép những người có nồng độ virus vừa phải thực hiện các thủ thuật dễ bị nhiễm trùng nhưng loại trừ những người có nồng độ virus cao trong việc thực hiện các thủ thuật. rủi ro cao.

Nhiều nước hiện đã đưa vào phác đồ xử trí kết hợp cho phép những người với hàm lượng virus máu vừa phải thực hiện các thủ thuật dễ bị lây nhiễm nhưng loại trừ những người với hàm lượng virus máu cao trong việc thực hiên các thủ thuật nguy cơ cao. Từ các kinh nghiệm tích lũy được với các loại thuốc kháng virus, có một khả năng rằng các hạn chế hiện hữu sẽ được nới lỏng và có nhiều hơn nữa các nhân viên y tế sẽ được phép tham gia trở lại các thủ thuật xâm nhập nguy cơ cao. Điều quan trọng là phải đảm bảo tất cả các đối tượng như thế sẽ được theo dõi chặt chẽ  để đảm bảo lây truyền vô ý không diễn ra: “sự nới lỏng” các hạn chế hiện hữu có thể được đảo nghịch nhanh chóng dưới áp lực của dư luận nếu để xảy ra một trường hợp lây nhiễm vô ý virus viêm gan B sang cho bệnh nhân.

Nguồn: http://www.drthuthuy.com/reseach/VGBoNhanVienYTe.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *