Người lành mang virus viêm gan B có lây không luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Đây là những đối tượng nhiễm HBV nhưng không biểu hiện triệu chứng bên ngoài. Giai đoạn này, virus viêm gan B vẫn chưa hoạt động mạnh mẽ làm tổn thương gan. Nhưng nếu người lành mang virus viêm gan B không sớm phát hiện bệnh trạng để thực hiện các biện pháp phòng tránh sẽ gây nên rất nhiều hiểm họa cho cộng đồng. Cùng bài viết giải đáp thắc mắc người lành mang virus viêm gan B có lây hay không và 7 điều quan trọng cần lưu ý nhé!
Người lành mang virus viêm gan B có nguy hiểm không?
Để biết người lành mang virus viêm gan B có lây không, chúng ta cần tìm hiểu viêm gan B là gì và các thể hoạt động của nó.
Viêm gan B là tình trạng mô và tế bào gan bị tổn thương do virus HBV gây ra. Virus này có thể tồn tại bên ngoài cơ thể hơn 7 ngày. Với những ai chưa tiêm ngừa vắc xin viêm gan B, virus HBV sẽ nhanh chóng tấn công gây bệnh. Thông thường, 90% người nhiễm virus HBV có thể tự bình phục trong 6 tháng.
Viêm gan B có thể chia thành 3 thể:
- Viêm gan B cấp tính: virus hoạt động trong cơ thể dưới 6 tháng.
- Viêm gan B mãn tính: sau 6 tháng mà virus vẫn chưa bị đào thải khỏi cơ thể.
- Viêm gan B thể không hoạt động.
Người lành mang virus viêm gan B được xếp vào trường hợp viêm gan B thể không hoạt động. Những bệnh nhân này thường không có các triệu chứng đặc trưng của người viêm gan B như: mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, cảm sốt, đau hạ sườn phải, vàng da, vàng mắt.
Người lành mang virus viêm gan B có nguy hiểm không? Do bệnh tiến triển âm thầm, người nhiễm không thể phát hiện sớm để có hướng điều trị kịp thời, điều này dẫn dẫn đến tình trạng viêm gan cấp và mạn tính. Ngoài ra, virus HBV có thể hoạt động trở lại bất cứ lúc nào và tăng sinh nhanh chóng, khiến gan không ngừng hoạt động tạo ra kháng thể, làm men gan cao bất thường.
Thực hiện xét nghiệm HBV-DNA là cách tốt nhất để phát hiện sớm mầm virus viêm gan B ở thể ngủ.
Người lành mang virus viêm gan B có lây không?
Viêm gan B có thể dễ dàng lây truyền qua máu và dịch tiết. Tinh dịch, dịch âm đạo, nước tiểu, phân,… đều là môi trường trú ẩn của virus HBV. Người lành mang virus viêm gan B dù ở thể ngủ, nhưng trong máu và dịch có nồng độ HBV cao, thì đều có khả năng gây nhiễm bệnh cho người tiếp xúc.
(Xem thêm: 5 con đường lây truyền và cách phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi B)
Đặc biệt, do những người mang virus thể ngủ thường không biết mình có bệnh, nên vô tình dùng chung các vật dụng cụ cá nhân như dao cạo, dụng cụ cắt móng, ráy tai, vv. Điều này làm gia tăng tỷ lệ mắc viêm gan B cho các thành viên trong gia đình và bạn bè xung quanh.
Họ cũng không thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác như sử dụng bao cao su, xử lý tốt vết thương, báo cáo y tế, vv. Do đó, khả năng lây truyền viêm gan B trong cộng đồng cũng tăng theo. Đây chính là câu trả lời cho người người lành mang virus viêm gan B có lây không.
7 lưu ý quan trọng đối với người lành mang virus viêm gan B
Viêm gan B được xếp vào bệnh lý truyền nhiễm đáng báo động và cần được kiểm soát chặt chẽ. Do đó, người lành mang virus viêm gan B nếu đã phát hiện được tình trạng bệnh của bản thân, cần lưu ý 7 vấn đề quan trọng sau:
- Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng cá nhân: bàn chải, dao cạo, vv.
- Không hiến máu.
- Báo cáo với nhân viên y tế khi họ giúp xử lý vết thương, tiêm thuốc, lấy mẫu máu và dịch xét nghiệm.
- Không quan hệ tình dục bừa bãi, cần thực hiện các biện pháp quan hệ an toàn bằng cách dùng bao cao su, vv.
- Chú ý vệ sinh cá nhân và môi trường sống xung quanh.
- Không uống rượu bia, thức ăn cay nóng, thức ăn mặn để tránh đánh thức virus HBV.
- Tránh thức khuya, làm việc quá sức.
Người lành mang virus viêm gan B có lây không? Nếu thực hiện tốt những lưu ý trên, người lành mang virus viêm gan B có thể giảm thiểu tốt tỷ lệ mắc bệnh cho những người xung quanh.
Người lành mang virus viêm gan B nên làm gì?
Người lành mang virus viêm gan có lây không và nên làm gì? Để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân và cộng đồng, người lành mang virus viêm gan B nên:
- Thăm khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/ 1 lần, và làm các xét nghiệm máu, xét nghiệm gan theo chỉ định của bác sĩ.
- Xây dựng thực đơn dành cho người viêm gan B khoa học: ăn đủ chất dinh dưỡng, nhiều rau và trái cây, hạn chế chất béo.
- Thường xuyên tập thể thao nâng cao sức khỏe và tăng cường đề kháng cho cơ thể.
- Giảm căng thẳng, tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh.
- Khuyến nghị người thân và những người xung quanh tiêm ngừa viêm gan B.
Không có triệu chứng rõ ràng nên người lành mang virus viêm gan B thường khó phát hiện bệnh trạng và gặp khó khăn trong điều trị. Người lành mang viêm gan B cần ý thức không dùng chung đồ cá nhân, quan hệ tình dục an toàn để bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi người lành mang viêm gan B có lây không. Hãy bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình ngay hôm nay bằng các biện pháp phòng ngừa nhé!
Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/vac-xin/kien-thuc-tiem-chung/nao-la-viem-gan-b-khong-hoat-dong-ngu/