Hướng dẫn tiêm phòng cho trẻ có mẹ bị viêm gan B | hepb.vn

Tiêm phòng cho trẻ có mẹ bị viêm gan B là biện pháp thiết thực nhất làm giảm thiểu tối đa tỷ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con. Theo các khảo sát uy tín, vắc-xin và huyết thanh viêm gan B là một trong những loại vắc-xin an toàn nhất. Cha mẹ có thể an tâm chọn tiêm phòng cho trẻ ngay trong những năm tháng đầu đời.

Huyết thanh Viêm gan B là gì?

Huyết thanh viêm gan B là một loại Globulin kháng virus HBV và tạo ra kháng thể miễn dịch thụ động cho trẻ nhỏ. Huyết thanh viêm gan B thường được tiêm kết hợp cùng vắc-xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh để mang lại hiệu suất chống viêm gan B cao nhất.

Vậy tại sao cần tiêm phòng cho trẻ có mẹ bị viêm gan B bằng vắc-xin và huyết thanh viêm gan B?

tai-sao-phai-tiem-phong-cho-tre-co-me-bi-viem-gan-b

Bệnh viêm gan B gây ra bởi virus HBV, có tốc độ lây nhiễm cao hơn HIV đến 100 lần. Ngoài lây qua máu, dịch tiết, quan hệ tình dục, bệnh viêm gan B có thể truyền từ mẹ sang con qua:

  • Máu, sản dịch trong quá trình sinh nở.
  • Nhau thai bong tróc làm virus HBV có điều kiện xâm nhập cơ thể non yếu của trẻ.
  • Nuốt phải dịch và máu chứa mầm siêu vi viêm gan do vú mẹ bị trẻ cắn trầy xước trong lúc bú.

Tại mỗi thời điểm khác nhau khi cơ thể mẹ mắc phải viêm gan B thì tỷ lệ trẻ bị lây bệnh cũng khác nhau:

  • Chỉ 1% trẻ bị nhiễm bệnh nếu mẹ mang mầm viêm gan B trước khi mang thai đã được điều trị hoặc mắc phải trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • 10% trẻ nhiễm viêm gan B nếu mẹ mắc bệnh ở 3 tháng giữa thai kỳ.
  • Tỷ lệ nhiễm viêm gan B tăng hơn 60% khi mẹ nhiễm viêm gan B tại 3 tháng cuối.

Do đó việc tiêm phòng cho trẻ có mẹ bị viêm gan B, kèm thêm liều huyết thanh viêm gan B là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.

Hướng dẫn tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ có mẹ bị viêm gan B

Vắc-xin viêm gan B và huyết thanh viêm gan B được xem là bộ đôi không thể tách rời trong công cuộc phòng chống viêm gan B cho trẻ ngay giai đoạn đầu đời. Thông qua việc tiếp xúc với lượng nhỏ kháng nguyên bề mặt virus đã bị vô hiệu hóa khi tiêm vào cơ thể, kháng thể sẽ được chủ động tạo ra . Từ đây, vắc-xin sẽ kích thích hệ miễn dịch của cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus HBV.

bac-si-tiem-phong-cho-tre-co-me-bi-viem-gan-b

Tiêm phòng cho trẻ có mẹ bị viêm gan B bằng vắc-xin phối hợp huyết thanh viêm gan B sẽ mang đến những lợi ích tốt đẹp như:

  • Có 80-90% trẻ được bảo vệ an toàn khỏi sự tấn công của virus HBV từ cơ thể mẹ và những người thân trong gia đình.
  • Giảm thiểu tối đa khả năng trẻ mắc viêm gan B ngay trong giai đoạn đầu đời và chuyển sang viêm gan B mạn tính.
  • Tránh khỏi các biến chứng nặng nề do viêm gan B gây ra: suy gan cấp, xơ gan, ung thư gan, hội chứng não gan,vv.
  • Giúp cha mẹ thấy yên tâm, có tâm lý thoải mái.
  • Góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

(Xem thêm: Lưu ý quan trọng khi tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ sơ sinh)

Phác đồ tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ có mẹ bị viêm gan B

Theo chỉ định của bộ Y tế, vắc-xin viêm gan B luôn được khuyến khích tiêm ngừa đầy đủ nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và xã hội. Đặc biệt, tiêm phòng cho trẻ có mẹ bị viêm gan B cần được quan tâm nhiều nhất. Tùy vào tình trạng đang mắc viêm gan B của người mẹ, mà mỗi trẻ sẽ có phác đồ tiêm phòng khác nhau. 

tiem phong cho tre co me bi viem gan b 3

Mẹ có kháng nguyên bề mặt HBsAg dương tính (+), nhưng HBeAg âm tính (-) cho thấy có mầm virus nhưng đang ở thể ngủ, liệu trình tiêm phòng cho trẻ có mẹ bị viêm gan B có thể chọn một trong hai như sau:

  • Tiến trình 0-1-6-18: Mũi thứ nhất bao gồm 1 liều vắc-xin và 1 liều huyết thanh viêm gan B được tiêm ngay trong 24 giờ sau sinh. Mũi thứ 2 cách đó 1 tháng. Mũi thứ 3 được tiêm khi bé tròn 6 tháng tuổi. Và mũi nhắc lại tiêm vào tháng thứ 18.
  • Tiến trình 0-1-2-12: Trong 24 giờ đầu sau sinh trẻ được tiêm ngay 1 mũi vắc-xin và 1 mũi huyết thanh viêm gan B. Mũi thứ 2 và 3 cách 1 tháng sau đó. Khi trẻ tròn 12 tháng tuổi sẽ được tiêm nhắc lại.

Đối với trẻ có mẹ mang cả HbsAg dương tính (+) và HBeAg(+) cho thấy virus viêm gan B đang hoạt động, việc tiêm phòng cho trẻ cũng tuân theo một trong hai tiến trình trên. Điểm khác biệt lớn nhất là ở mũi tiêm đầu, trẻ sẽ được tăng cường 2 mũi huyết thanh viêm gan B và 1 mũi vắc-xin.

Lưu ý, vắc-xin và huyết thanh thanh có công hiệu tốt nhất trong 12 giờ đầu sau sinh. Cứ sau 1 ngày, hoạt lực sẽ suy giảm 50-67%. 

Sau 5 năm, dù đã tiêm phòng cho trẻ theo đúng hướng dẫn của bộ Y tế, trẻ vẫn cần xét nghiệm máu và chích nhắc lại để duy trì khả năng kháng viêm gan B.

Cách chăm sóc và theo dõi sau khi tiêm phòng cho trẻ có mẹ bị viêm gan b

cach-cham-soc-tre-sau-khi-tiem-phong-viem-gan-b

Sau khi tiêm phòng, thuốc sẽ gây nên một vài tác dụng phụ như:

  • Làm cơ thể trẻ mệt mỏi, lười bú, quấy khóc.
  • Sưng, đỏ ngay vị trí tiêm.
  • Có tình trạng sốt nhẹ nhưng sẽ tự khỏi và không cao quá 38.5 độ.
  • Một số ít trẻ gặp phải tình trạng nôn mửa, tiêu chảy,…

Do đó, để đảm bảo sức khỏe sau khi tiêm phòng cho trẻ có mẹ bị viêm gan B, bố mẹ cần lưu ý:

  • Ở lại bệnh viện ít nhất 30 phút sau chích vắc-xin để đảm bảo bé không bị sốc phản vệ.
  • Kiên trì cho bé bú đúng cữ, uống nhiều nước.
  • Theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên.
  • Lau mát, làm giảm nhiệt độ cơ thể trong trường hợp sốt nhẹ.
  • Đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất khi trẻ sốt cao 38.8 độ kèm theo thở nặng nề, co giật, hôn mê,…

Huyết thanh viêm gan B thường được dùng trong tiêm phòng cho trẻ có mẹ bị viêm gan B. Tùy vào nhu cầu, thể trạng và chỉ định bác sĩ, cha mẹ có thể chọn phác đồ tiêm 0-1-2-12 hoặc 0-1-6-18 cho trẻ. Nhưng cần lưu ý cho trẻ sơ sinh tiêm sớm nhất trong 24 giờ sau sinh để huyết thanh và vắc-xin có công hiệu cao nhất. Sau tiêm trẻ có thể gặp phải một số tác dụng phụ, nhưng chỉ cần cha mẹ cẩn trọng chăm sóc, các triệu chứng sốt, quấy khóc sẽ tự mất đi.

Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/vac-xin/kien-thuc-tiem-chung/phac-do-tiem-vac-xin-viem-gan-b-cho-tre-co-me-bi-viem-gan-b/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *