Bệnh lý viêm gan là loại bệnh đặc biệt có thể mắc ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là căn bệnh viêm gan B. Trong đó lứa tuổi trẻ sơ sinh khi mắc bệnh viêm gan B thường bị nặng và để lại nhiều biến chứng, di chứng nặng nề do đó chúng ta cần phải có những hiểu biết để phòng ngừa viêm gan B ở trẻ sơ sinh và những kiến thức này sẽ được cung cấp trong bài viết hôm nay.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm gan
Tỷ lệ phụ nữ mang thai đang nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam theo con số thống kê là rất lớn và loại bệnh mang virus viêm gan B này thì thường lây nhiễm theo con đường từ mẹ sang con và đó chính là nguyên nhân chính mà các trẻ sơ sinh bị nhiễm viêm gan B, từ đường lây truyền từ mẹ sang con là con đường không thể tránh khỏi.
Tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con theo các giai đoạn thai kỳ khác nhau như: Người mẹ bị lây nhiễm virus viêm gan B ở thời kỳ đầu của thai kỳ thì tỷ lệ rất thấp chỉ khoảng 1%, 3 tháng giữa thai kỳ là 10% bà 3 tháng ở giai đoạn cuối thai kỳ lên đến 70% do đó tùy thuộc vào giai đoạn của thai kỳ khi người mẹ mắc viêm gan B mà tỷ lệ lây nhiễm sang con sẽ khác.
Hiện nay có hai phương pháp xét nghiệm thông thường cho người mắc bệnh viêm gan B là xét nghiệm HBsAg và HBeAg.
Theo các chuyên gia thì khi người mẹ mang thai con ở cuối 3 tháng thai kỳ mà xét nghiệm thấy có cả HbsAg và HBeAg thì tỷ lệ lây nhiễm sang cho con lên đến 90%. Tuy nhiên nếu chỉ có loại HBsAg thì tỷ lệ giảm xuống còn chỉ là 20%.
Viêm gan B ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?
Viêm gan B ở trẻ sơ sinh khi người mẹ bị nhiễm truyền sang con là điều khó xác định do tỷ lệ này dao động không đồng nhất. Và đây là một điều khá nan giải trong công tác khám và chữa bệnh. Thường thì khi trẻ sơ sinh mắc viêm gan B giai đoạn đầu cấp tính lại không có biểu hiện lâm san cụ thể như vàng da nhẹ, bú kém. Chỉ khi xét nghiệm máu sẽ thấy được chỉ số bilirubin tăng cao bất thường.
Theo những số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ trẻ bị mắc biêm gan B trong năm đầu sơ sinh lên đến 80 ~ 90% và trong đó 30 ~ 50% trẻ bị nhiễm viêm gan B trước 6 tuổi thường chuyển sang giai đoạn viêm gan mãn tính. Hiện nay 100% tình trạng trẻ em mắc ung thư gan đều do biến chứng của căn bệnh viêm gan B mãn tính này. Vì thế căn bệnh viêm gan B ở trẻ sơ sinh là rất nguy hiểm.
Làm thế nào đề phòng bệnh viêm gan B ở trẻ sơ sinh
Khi nghi ngờ bé bị viêm gan B khi sinh ra, cần cho bé đi khám ngay tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện xét nghiệm. Sau khi xác định trẻ bị viêm gan B sơ sinh cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, khi tình trạng vàng da thuyên giảm hoặc biến mất thì nên cho trẻ đi khám định kỳ hàng tháng trong khoảng 6 tháng.
Trẻ sơ sinh nên uống thuốc viêm gan B khi nào? Trẻ sơ sinh bị viêm gan sơ sinh nên được chủng ngừa viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Trẻ đó nên được tiêm mũi thứ hai trong vòng một tháng sau mũi thứ nhất, và tiêm lần thứ ba khi trẻ được hai tháng tuổi.
Những phụ nữ đã được xét nghiệm máu nhưng chưa bị nhiễm vi rút viêm gan B thì nên tiêm phòng ngay sau khi xét nghiệm. Đối với phụ nữ mang vi rút viêm gan B muốn mang thai cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Đối với những phụ nữ chưa tiêm phòng mà mắc bệnh viêm gan B khi mang thai, cần hỏi ý kiến chuyên gia về cách xử trí, nhất là đối với trường hợp phụ nữ đang mang thai. Bị viêm gan B sau ba tháng.
Đối với những cặp vợ chồng chưa nhiễm vi rút viêm gan B thì người vợ cần tiêm phòng khi mang thai để đảm bảo an toàn. Nếu một trong hai người bị nhiễm vi rút viêm gan B, người còn lại cần được tiêm phòng khẩn cấp.
Khi trẻ sơ sinh lớn lên, bệnh viêm gan B có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong tương lai. Vì vậy, tốt nhất các bậc cha mẹ nên kiểm tra và phát hiện viêm gan B càng sớm càng tốt trước khi có ý định mang thai và quyết định có thai ngay, tránh phát hiện viêm gan B khi mang thai để tránh tiên lượng cho thai nhi. Đó là những điều rất cần thiết.
Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/viem-gan-b-o-tre-so-sinh-nhung-dieu-can-biet/